Chuyển đến nội dung chính

Muốn làm sếp, hãy học cách tự quản lý bản thân trước!


1. Quản lý cảm xúc
Các nghiên cứu khoa học cho thấy những người có các vấn đề cảm xúc dễ bị tai nạn ô tô hơn những người bình thường tới 144% hay cứ 5 nạn nhân của các vụ tai nạn chết người, có 1 người đã cãi nhau với người khác trong 6 giờ trước vụ tai nạn. Quản lý cảm xúc là điều rất quan trọng, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo bởi mọi hoạt động của họ đều có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người khác.
Những nhà lãnh đạo giỏi biết khi nào nên thể hiện và khi nào nên trì hoãn cảm xúc. Đôi khi họ bày tỏ cảm xúc để tìm sự thông cảm và làm lay động người khác. Liệu đây có phải “mị dân” không? John C.Maxwell cho rằng không phải vậy, miễn sao điều đó tốt cho tổ chức và không phải là vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên kiềm chế cảm xúc khác với phủ nhận và chôn vùi nó. Điểm mấu chốt là bạn nên đặt người khác chứ không phải bản thân lên đầu khi giải quyết và xử lý các cảm xúc.
2. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là vấn đề đặc biệt khó khăn đối với những người ở vị trí giữa một tổ chức. Những nhà lãnh đạo cấp cao có thể ủy quyền, những công nhân được trả tiền theo giờ và làm bất cứ điều gì có thể trong khoảng thời gian đó còn những người ở giữa thường chịu áp lực từ 2 nhóm trên và thường được kỳ vọng làm thêm giờ để hoàn thành công việc.
Thời gian là tiền bạc, một chuyên gia tâm thần học từng nói “Chừng nào chưa coi trọng bản thân, bạn còn chưa coi trọng thời gian.” Trong cuộc sống này mọi người không thanh toán mọi thứ bằng tiền mà bằng thời gian của họ. Vì vậy thay vì nghĩ đến việc bạn làm và thứ bạn mua dưới dạng tiền bạc, hãy nghĩ tới chúng dưới dạng thời gian. Hãy nghĩ xem điều gì đáng để bạn dành trọn cả cuộc đời? Từ đó bạn sẽ có cách quản lý thời gian hiệu quả hơn.
3. Quản lý các ưu tiên
Quy luật chung thường cho thấy khi bạn không biết cách quản lý các ưu tiên, công việc của bạn sẽ luôn áp lực và giảm hiệu suất. Đặc biệt với vị trí ở giữa một tổ chức, bạn sẽ có một núi công việc cần xử lý. John C.Maxwell đề xuất cách quản lý các ưu tiên như sau:
80% thời gian- làm những việc bạn giỏi nhất
15% thời gian- làm những việc bạn đang học hỏi
5% thời gian-làm những việc cần thiết khác.
Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu thực hiện nhưng bạn cần học cách giao quyền, tính kỷ luật và phải “nhẫn tâm” khi quyết định đâu là những việc không nên làm. Thích làm một số công việc không có nghĩa phải đưa nó vào danh sách việc cần làm. Hãy chỉ làm những việc có thể giúp bạn phát triển khả năng hoặc những việc cấp trên yêu cầu đích thân bạn làm. Tất cả những công việc còn lại đều là ứng viên cho danh sách những việc không nên làm của bạn.
4. Quản lý năng lượng
Ngay cả những người giàu năng lượng nhất cũng có thể bị rút cạn năng lượng trong những tình huống khó khăn hoặc không biết cách phân bổ, sử dụng chúng. Có 3 nhóm hao mòn năng lượng mọi người thường mắc phải gồm: Làm những việc không quan trọng, Không có khả năng làm những việc thật sự quan trọng, Không có khả năng ứng phó với vấn đề.
Vì vậy để quản lý năng lượng bản thân tốt nhất, mỗi ngày bạn bên nhìn vào lịch làm việc của mình và tự hỏi “Việc nào là việc chính?” . Từ đó hãy đảm bạn mình có đủ năng lượng để thực hiện việc đó với sự tập trung và xuất sắc.
5. Quản lý suy nghĩ
Kẻ thù lớn nhất của suy nghĩ sâu sắc là sự bận rộn. Khi bạn muốn trở nên xuất sắc, hãy biết cách quản lý sự bận rộn quanh mình. Nếu bạn thấy nhịp độ cuộc sống quá gấp gáp và không có phút nào để suy nghĩ trong cả ngày làm việc, hãy tạo thói quen viết nhanh ra giấy 3 đến 4 điều cần đầu tư thời gian để tìm cách giải quyết. Sau đó tìm thời gian thích hợp để suy nghĩ về những điều đó.
Việc suy nghĩ chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày, hoạc bạn có thể lưu lại những điều đó trong một tuần và dành thời gian xử lý trong ngày thứ 7, miễn sao đừng để quá lâu đến nỗi nó làm bạn nản lòng và sợ hãi.
Hãy nhớ một nguyên tắc: 1 phút> 1 giờ. Một phút suy nghĩ đáng giá hơn một giờ nói chuyện phiếm hay làm việc không có kế hoạch.
6. Quản lý lời nói
Các nhà lãnh đạo cấp cao thường không nghe lời bạn nói mà thường đánh giá cao hành động. Nếu họ ngừng việc đang làm lại để lắng nghe, những lời họ nghe sẽ có giá trị. Vì vậy hãy sử dụng ngôn từ hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn lời nói của mình có sức nặng, hãy để tâm nhiều hơn đến chúng Nếu bạn quản lý tư duy và tận dụng hiệu quả khoảng thời gian tập trung suy nghĩ, kỹ năng quản lý lời nói của bạn sẽ tiến bộ trông thấy. Đối với cấp trên, nếu bạn có điều gì đáng nói, hãy nói ngắn gọn và súc tích. Nếu không có gì đáng nói, đôi khi việc tốt nhất nên làm là giữ yên lặng.
7. Quản lý cuộc sống riêng
Điều cuối cùng, dù bạn làm việc và quản lý bản thân rất tốt ở chỗ làm nhưng cuộc sống của bạn là một mớ bung bét, cuối cùng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. Có ích gì khi leo lên đỉnh cao sự nghiệp nhưng hôn nhân lại tan vỡ, bạn trở thành người xa lạ với con cái?
“Không có thành công nào trong sự nghiệp đáng để ta phải hy sinh gia đình của mình”, John C.Maxwell cho biết. Vì vậy, John C.Maxwell định nghĩa thành công là có những người thân thiết nhất luôn yêu thương và tôn trọng mình. Ông muốn có được tình yêu và sự tôn trọng của vợ, con trước khi có sự tôn trọng của bất cứ ai làm việc với mình. Và bạn cũng thế chứ?
Nguồn: Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi 30 ! Cứ ước mơ nhưng xin ngưng ảo tưởng !

Trong một chương trình phát sóng trên truyền hình, với những kinh nghiệm của một người đi trước và với tâm huyết của một người luôn sẵn sàng giúp đỡ thế hệ trẻ, tỉ phú Jack Ma đã chia sẻ những gì các bạn trẻ nên chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai của mình, cụ thể là: Lời của những người trước, đặc biệt là của những người giỏi đã thành công, đã được công chúng đón nhận thành quả, chắc chắn đều được rút ra từ những lần họ tự bước đi, vấp ngã rồi lại đứng dậy, bước những bước đi đầu tiên. Có thể nhiều người cho rằng họ giỏi, họ thành công rồi thì họ nói gì cũng được. Nhưng để có ngày hôm nay, ngày mà họ được cất lên tiếng nói của họ thì không phải tự nhiên mà có.  Họ cũng đã cố gắng, đã nỗ lực, cũng trải qua thất bại, cũng trải qua những giây phút mất mát. Để giờ đây, khi lên tới đỉnh cao, họ không giấu giếm, ích kỉ, họ muốn quay lại giúp đỡ những người khác, họ sẵn sàng chia sẻ với những người bước phía sau họ. Có một điều chắc chắn rằng, dù họ không cho chúng ta tiền để lập n

Gửi con trai yêu dấu

Gửi con trai yêu dấu: - Đức tính đặc trưng và quý nhất của người đàn ông là có bản lĩnh - Điều cấm kỵ nhất ở người đàn ông là ngồi lê đôi mách và nói xấu người khác - Hãy khắt khe với bản thân nhưng nên rộng lượng với người khác - Con có thể chiến thắng mọi người, ngoại trừ mẹ của con - Con hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi nói và hành động vì con là tấm gương tốt nhất cho các con của mình noi theo - Hãy yêu thương và biết ơn vợ con vì đó là người đã mang nặng đẻ đau ra các con của con - Cách báo hiếu tốt nhất cho cha mẹ là con nên giáo dục nhân cách, truyền thống của gia đình cho các con của con và dạy dỗ chúng nên người - Tương lai của gia đình con nằm trong sự nghiệp của con - Con có thể tự quyết định con đường sự nghiệp của mình nhưng đừng bao giờ xem thường những gì người khác góp ý - Đừng nuối tiếc, ân hận những gì con đã chọn và đã làm, nếu chúng thật sự là mơ ước của con. Hãy biết chấp nhận sự thật và tiến lên Yêu con!

BẢO THỦ - CÁI BẪY GIẾT CHẾT TIỀN ĐỒ CỦA NHIỀU NGƯỜI

BẢO THỦ - CÁI BẪY GIẾT CHẾT TIỀN ĐỒ CỦA NHIỀU NGƯỜI ---------------------- 10 năm trước, ai sở hữu trong tay một chiếc điện thoại Nokia, Sony Ericsson, người đó đích thị là một dân chơi "sừng sỏ", "đẳng cấp". 10 năm trước, mỗi lần soạn tin nhắn, chúng ta phải cân nhắc rất lâu, bởi chỉ cần hơn nhau một ký tự, ta cũng có thể phải trả giá gấp đôi số tiền cho một tin nhắn. 10 năm trước, Internet chưa phủ mọi ngóc ngách như bây giờ, gọi điện, nhắn tin vừa tốn tiền, lại không thấy mặt nhau, nên chúng ta ai nấy đều ra sức kiếm cho mình một tụ điểm để anh em sum họp, chuyện trò rôm rả. Bộ phim 10 năm trước thuộc thể loại phim viễn tưởng, đến nay những tình tiết trong đó đã trở thành những điều phổ cập trong đời sống sinh hoạt. Thông qua những chi tiết trên, chắc các bạn cũng dần mường tượng ra, thế giới chúng ta phát triển với tốc độ chóng mặt thế nào. Lượng thông tin chúng ta tạo ra ngày hôm nay hơn gấp nhiều lần so với thế hệ trước, và không hề có dấu hiệu hạ n